Hướng Dẫn Thi Công Vải Dán Tường Chi Tiết & Kỹ Thuật Dán Đẹp

Vải dán tường không chỉ đơn thuần chỉ mang lại vẻ đẹp cho căn phòng hay không gian của chúng ta, mà còn giúp bảo vệ bề mặt tường và kéo dài tuổi thọ cho lớp sơn bên dưới. Tuy nhiên, để đạt được thành quả là một không gian đẹp mắt thì việc thi công vải dán tường là công đoạn tiên quyết cho điều này. Ở đây đòi hỏi sự chỉnh chu và chuẩn bị kỹ càng. Hãy cùng Ly Mây tìm hiểu quy trình thi công vải dán tường để tạo ra cho không gian, căn phòng của bạn ưng ý nhất nhá!

# Quy trình thi công vải dán tường như thế nào cho chuyên nghiệp và hiệu quả?

Khảo sát và lên kế hoạch thi công

Khâu đầu tiên trong công cuộc thi công vải dán tường là phải khảo sát hiện trạng bề mặt tường và đề ra phương án triển khai trước khi thi công. Khâu này bao gồm đánh giá bề mặt tường như thế nào? Có phù hợp để dán hay không? Và tính toán diện tích cần dán để chuẩn bị nguyên liệu. 

Nhờ quy trình khảo sát chi tiết, bạn sẽ giảm thiểu được các sự cố không mong muốn, đảm bảo mọi công đoạn được tiến hành suôn sẻ và hiệu quả hơn từ đó tối ưu thời gian và chi phí thi công.

Quy trình thi công vải dán tường chuyên nghiệp và hiệu quả
Quy trình thi công vải dán tường chuyên nghiệp và hiệu quả

Chuẩn bị bề mặt tường

Để vải dán tường có độ bám chắc và không bị bong tróc để giữ vẻ đẹp lâu dài thì cần phải xử lý thêm bề mặt dán tường được sạch sẽ, khô ráo và phẳng. Nếu tường bị lõm không bằng phẳng thì dùng bột bả, bột chít lấp vào khoảng trống và dùng giấy nhám xử lý làm phẳng bề mặt. 

Dùng dung dịch bảo vệ trường lên bề mặt để tăng chất lượng tường trước và sau thi công, thông thường để dung dịch khô hẳn thì mới bắt đầu thi công dán vải. Một bề mặt hoàn hảo sẽ giúp lớp vải dán bám chặt và bền hơn, giảm nguy cơ phát sinh nấm mốc.

Xử lý bề mặt tường
Xử lý bề mặt tường

Thi công dán vải và hoàn thiện

Sau khi đã chuẩn bị xong bề mặt tường, thì tiến hành thi công dán vải lên tường. Thao tác thi công cần chính xác, đều tay và không bị lệch để đảm bảo độ hoàn mỹ của không gian. Sau khi dán vải, cần kiểm tra kỹ càng để đảm bảo lớp vải không bị bong tróc hoặc có nếp nhăn. Cuối cùng là hoàn thiện bề mặt và kiểm tra chất lượng, đảm bảo lớp vải bám chắc và đẹp mắt.

# Lựa chọn loại vải dán tường phù hợp với không gian nội thất

Hiện nay, vải dán tường có rất nhiều lựa chọn về mẫu mã, chất liệu và màu sắc, đáp ứng nhu cầu trang trí cho từng loại không gian khác nhau hay đa dạng các loại phong cách đang có hiện nay. Lựa chọn loại vải phù hợp tạo nên sự hài hòa, đem lại cảm giác thoải mái cho không gian sống của bạn tốt hơn.

Phòng khách

Phòng khách là nơi gặp gỡ, tiếp đãi khách khứa và cũng là nơi gia đình tụ họp nên việc lựa chọn loại vải dán tường cần nên cân nhắc cho phù hợp với tính chất. Thường ưu tiên chọn các loại vải có hoa văn trang nhã, tông màu ấm hoặc trung tính, sẽ giúp tạo bầu không khí ấm cúng và gần gũi. Tuy nhiên đây chỉ là gợi ý còn phụ thuộc nhiều vào phong cách thiết kế của căn nhà và phong cách cá tính của gia chủ. 

Vải dán tường cho phòng khách
Vải dán tường cho phòng khách

Phòng ngủ

Phòng ngủ là không gian dành riêng cho sự thư giãn, nghỉ ngơi, vì vậy chọn những gam màu dịu nhẹ như xanh nhạt, xám, hay hồng phấn sẽ tạo nên bầu không khí êm ái, dễ chịu. Những loại vải có độ dày và khả năng cách âm nhẹ cũng sẽ góp phần nào giữ cho căn phòng yên tĩnh, giúp bạn tận hưởng một không gian riêng thật thư thái và thoải mái.

Vải dán tường cho phòng ngủ
Vải dán tường cho phòng ngủ

Phòng làm việc

Phòng làm việc cần sự tập trung và không gian thoải mái. Khi các chủ doanh nghiệp lựa chọn các thiết kế sẽ chủ yếu tập trung vào điều này để giúp cho nhân viên có môi trường làm việc tốt nhất. Các loại vải dán tường với tông màu sáng, đơn giản và thiết kế tinh tế sẽ tạo cảm giác rộng rãi và thoáng đãng. Cách âm cũng sẽ hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài, tạo điều kiện lý tưởng cho hiệu quả làm việc tối ưu.

Vải dán tường cho phòng làm việc
Vải dán tường cho phòng làm việc

# Hướng dẫn thi công vải dán tường chi tiết từng công đoạn

Trước khi bắt tay vào công việc, hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật liệu cần thiết để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ. Chuẩn bị bao gồm Vải dán tường, Keo chuyên dụng dán vải, Thang chữ A hoặc ghế cao, Giấy nhám, Bột trét (để làm phẳng những bức tường xấu), Dung dịch bảo vệ tường (có sẵn trong sơn), Chổi lăn sơn, Thước mét, Bút chì, , Dao dọc giấy, Cây lăn mí (hoặc lăn góc, lăn cạnh).

Chọn loại keo dán phù hợp

Có nhiều loại keo trên thị trường, nhưng hãy chọn loại keo chuyên dụng, phù hợp với chất liệu vải và bề mặt tường. 

Đầu tiên, hãy đo diện tích tường cần dán bằng thước đo để xác định chính xác số mét vuông vải và lượng keo cần sử dụng. Keo được pha theo tỷ lệ (1:1,5) tức là 1 kg keo sẽ pha cùng 1,5 lít nước sạch.

Chuẩn bị 3 lít nước sạch cùng với một túi keo (khoảng 3 kg). Trước tiên, đổ 1 lít nước vào thùng, sau đó cho túi keo vào và khuấy đều. Khi keo đã đều, tiếp tục thêm 2 lít nước còn lại vào và khuấy cho hỗn hợp thật mịn và đồng nhất. Sau khi pha keo xong, dùng thước và bút chì để đánh dấu vị trí dán vải trên tường. Để đường dán được chính xác.

Tiến hành dán vải

Đặt cuộn vải từ đỉnh tường và thả xuống đến chân tường, đảm bảo mép vải thẳng theo đường kẻ đã đánh dấu. Khi tấm vải đã đúng vị trí, nhẹ nhàng áp sát lên lớp keo đã lăn. 

Sử dụng thanh gạt để gạt đều vải, loại bỏ phần keo thừa và giúp vải bám chắc. Hãy gạt theo chiều từ trên xuống dưới và từ trong ra ngoài để tránh nếp nhăn.

Lăn keo lên bề mặt tường
Lăn keo lên bề mặt tường

Dùng dao rọc giấy và dụng cụ gạt để cắt bỏ các phần vải thừa ở mép và cạnh. Sau đó, dùng khăn sạch để lau phần mép vừa cắt, đảm bảo các cạnh gọn gàng và sạch sẽ.

Khi tiếp tục dán tấm thứ hai, lặp lại các bước trên. Khi ghép nối, đặt hai mép vải sát nhau sao cho không bị trồng lên hoặc cách xa.

Hoàn thiện các công đoạn dán

Sử dụng cây lăn mí để lăn dọc theo hai mép nối giữa các tấm vải, giúp chúng liền mạch và tránh bị tách rời. Hãy chú ý lăn kỹ các góc và cạnh của mỗi dải vải. Lặp lại các bước cho từng tấm vải tiếp theo đến khi hoàn tất toàn bộ bức tường. Với quy trình này, bạn sẽ có một bề mặt tường đẹp và mịn màng. 

Xử các đoạn giấy thừa và hoàn thành
Xử các đoạn giấy thừa và hoàn thành

# Kỹ thuật dán vải tường đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền

Ứng dụng kỹ thuật đường mép

Đường mép là nơi dễ lộ ra các khuyết điểm nhất khi dán vải tường. Kỹ thuật đường mép giúp các mối nối giữa các tấm vải trở nên liền mạch, không lộ đường nối sau khi dán.

  • Đo đạc và cắt vải sao cho vừa khít với kích thước tường, thừa ra khoảng 5-10cm để dễ dàng điều chỉnh.
  • Đặt tấm vải đầu tiên lên tường và dùng thước để căn chỉnh đường thẳng. Đánh dấu vị trí đường mép bằng bút chì.
  • Khi dán tấm vải thứ hai, cho chồng mí lên khoảng 1-2cm so với tấm vải trước. Điều này giúp che đi đường nối và tạo sự liền mạch.
  • Sau khi dán xong, dùng dao trổ hoặc dao rọc giấy cắt bỏ phần vải thừa dọc theo đường mép.
  • Dùng con lăn hoặc cây miết chuyên dụng miết kỹ đường mép để đảm bảo vải bám chặt vào tường và không bị bong tróc.
Kỹ thuật dán vải tường
Kỹ thuật dán vải tường

Ứng dụng kỹ thuật xả bọt khí

Trong quá trình dán vải, bọt khí là một trong những vấn đề thường gặp. Đây là vấn đề bọt khí xuất hiện khi dán vải tường là do không khí bị kẹt giữa vải và tường. Đây là 3 bức thông thường để xử lý bọt khí:

  • Dùng cây lăn chuyên dụng miết nhẹ nhàng từ trong ra ngoài để đẩy bọt khí về phía mép vải.
  • Dùng kim tiêm đâm thủng nhẹ các bọt khí lớn rồi dùng cây lăn miết phẳng.
  • Lau sạch bề mặt vải và dùng khăn ẩm miết nhẹ nhàng để xả bọt khí.
Kỹ thuật dán vải tường xả bọt khí
Kỹ thuật dán vải tường xả bọt khí

# Các lỗi thường gặp khi thi công vải dán tường và cách khắc phục

Bong tróc lớp vải

Việc lớp vải dán tường bị bong tróc là một tình huống khá phiền toái. Có thể là do keo dán không đủ độ bám dính. Bề mặt tường không được xử lý kỹ. Thi công không đúng kỹ thuật, dán quá nhanh, không miết kỹ, để lại bọt khí, hoặc dán chồng lớp quá dày đều có thể gây ra bong tróc.

Để khắc phục điều này bạn cần xác định nguyên nhân gây ra là gì để có hướng xử lý tiếp theo. Đối với phần vải đã bong hãy làm sạch phần tường và vải đã bong, loại bỏ bụi bẩn và keo cũ. Bôi keo và dán lại, hãy kỹ hơn để không lặp lại trình trạng trên.

Xuất hiện nếp nhăn

Xuất hiện nếp nhăn là do dán vải không được căng đều. Do dán quá nhanh không kịp miết phẳng vải. Hoặc do bề mặt tường không được bằng phẳng. Hãy chắc chắn kéo căng vải khi dán và dùng con lăn ép sát vào tường để loại bỏ nếp nhăn.

Màu sắc không đồng đều

Tình trạng màu sắc không đều có thể do chất lượng vải không đồng đều, cùng một loại vải nhưng sản xuất ở các lô khác nhau có thể có sự chênh lệch màu sắc nhỏ. Hoặc do ánh sáng không đồng đều sẽ khiến màu sắc nhìn vào khác nhau. Hãy kiểm tra chất lượng vải và so sánh màu sắc trước khi dán đảm bảo chúng có màu sắc tương đồng. Nếu phát hiện sự khác biệt quá lớn, hãy yêu cầu nhà cung cấp đổi trả.

# Báo giá thi công vải dán tường

Chi phí thi công vải dán tường phụ thuộc vào diện tích, loại vải và độ phức tạp của công trình. Do đó việc lựa chọn đơn vị uy tín là điều cần thiết để thi công vải dán tường. 

Ly Mây là đơn vị uy tín cung cấp các loại vải dán tường và giấy dán tường, hơn nữa là dịch vụ thi công vải dán tường. Với đa dạng kiểu dáng và phù hợp với các loại thiết kế nội thất, từ hiện đại đến cổ điển. 

Ly Mây không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn xem trọng sự chăm sóc khách hàng tận tâm. Đội ngũ của chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, giúp bạn tìm ra giải pháp trang trí tối ưu cho từng không gian sống. Chúng tôi hiểu rằng mỗi khách hàng có nhu cầu riêng, vì vậy sẽ lắng nghe và đề xuất những ý tưởng phù hợp nhất với từng không gian của bạn.

Nếu bạn đang tìm kiếm những mẫu giấy dán tường đa dạng và độc đáo, hãy liên hệ ngay với Ly Mây để trải nghiệm các mẫu và nhận báo giá chi tiết nhất nhá!

Đánh giá page